Một góc nhìn cá nhân về những yếu kém của nguồn nhân lực công nghệ Việt Nam
Website hỗ trợ startup e27 gần đây đã có bài viết nêu ra những thách thức chính đang cản trở các cơ hội đầy hứa hẹn đối với nguồn lực công nghệ Việt Nam. Sau nhiều cuộc trao đổi với các nhà tuyển dụng ở Việt Nam lẫn Singapore, thị trường có nhiều công ty khởi nghiệp đang thu hút nhiều tài năng công nghệ Việt Nam, tác giả đã chốt lại các nhược điểm chính của nhân lực công nghệ tập trung vào các năng lực sau:
- Kỹ năng giao tiếp tiếng Anh:
Đây là điểm yếu của đa số kỹ sư Việt Nam. Nguyên nhân chính là vì giáo trình ngành kỹ sư phần mềm ở hầu hết các trường đại học Việt Nam vẫn được biên soạn bằng tiếng Việt. Do đó, các sinh viên buộc phải đầu tư thêm thời gian và tiền bạc để nâng cao khả năng tiếng Anh. Đáng tiếc là nhiều sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp nên không đủ khả năng tài chính cho các lớp học tiếng Anh. Từng có một trường hợp sinh viên ngành kỹ sư phần mềm đã thất bại trong kỳ phỏng vấn thực tập tại Google chỉ vì không thể hiểu được lời nhà phỏng vấn dù có năng lực chuyên môn.
Trong thế giới mà tiếng Anh được xem là tấm giấy thông hành cho một sự nghiệp xán lạn ở tầm quốc tế như ngày hôm nay, kỹ năng tiếng Anh yếu kém đã lấy đi nhiều cơ hội tốt của các kỹ sư và nhà sáng lập doanh nghiệp Việt Nam.
- Kỹ năng mềm:
Các kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm, kỹ năng liên nhân và các kỹ năng tương tự cũng là điểm yếu của hầu hết developer Việt Nam. Các nhà tuyển dụng công nghệp VN thường phải đào tạo thêm các kỹ sư mới tốt nghiệp từ 3 đến 6 tháng trước khi chính thức gia nhập công ty (dù các sinh viên được chọn đào tạo luôn là những người đã thể hiện các kỹ năng trên tốt hơn số còn lại trong các kỳ thực tập trong chương trình học chính thức).
Xem thêm bài : Nhân lực ngành công nghệ thông tin sẽ còn khát dài dài
- Sự năng động trong nhóm và văn hóa làm việc
Các kỹ sư Việt Nam thường làm việc một mình hay trong nhóm nhỏ khá hiệu quả nhưng lại gặp khó khăn thật sự khi đến hợp tác với một đội lớn hơn. Kết quả là hiệu năng làm việc của họ không có tiến bộ gì so với trước.
- Hoạch định dài hạn
Một Việt Kiều đã thành lập một đội công nghệ bên ngoài TP.HCM trong một năm chia sẻ là một trong số các kỹ sư của mình sẵn lòng chuyển sang công ty khác khi nhận được lời mới công việc mới với mức lương chênh lệch chỉ 1,1 triệu. Doanh nhân này cho rằng kỹ sư Việt Nam, ít nhất là những người làm việc với mình không sẵn lòng chấp nhận rủi ro để đưa tư duy vượt lên những lối mòn cũ kỹ.
Theo một doanh nhân Singapore đã từng thành lập một đội 20 developer ở Sài Gòn, tình trạng developer đổi việc mỗi năm một lân là rất phổ biến.
Là người từng học và làm việc trong ngành phần mềm trong nước, quan điểm của tác giả là đa số developer phần mềm Việt Nam không biết rõ cách thức để có một mức lương tốt ngay khi ra trường mà lại có xu hướng nhảy việc thường xuyên để đàm phán mức lương cao hơn.
(tác giả bài viết đã tốt nghiệp kỹ sư và làm việc trong nước 3 năm trước khi sang Singapore học thạc sĩ ngành phần mềm và làm việc ở đây),
Hiện tượng nhiều developer Việt Nam làm việc cùng lúc cho nhiều dự án bên ngoài để có thêm thu nhập là rất phổ biến. Việc này cũng làm họ bị xao nhãng khỏi công việc chính để có thể xây dựng con đường sự nghiệp tốt đẹp hơn.
- Chảy máu chất xám
Nhiều kỹ sư tài năng của Việt Nam đã rời quê nhà đến làm việc ở các nước phát triển như Mỹ, Úc, Nhật, Singapore và châu Âu. Vì vậy, khi các công ty nước ngoài đặt chân vào Việt Nam để thành lập các đội công nghệ, họ thường gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các kỹ sư cao cấp giàu kinh nghiệm chuyên môn và khả năng lãnh đạo.
Tuy nhiên, theo quan sát của tác giả, một số nhà tuyển dụng đang cố gắng giải quyết vấn đề này bằng cách cử các kỹ sư VN đến Singapore công tác vài năm để học hỏi rồi trở về quê nhà dẫn dắt các đội nhóm trong nước.