Vai trò của người lãnh đạo trong thời buổi hiện nay là gì?

Trở thành một người lãnh đạo giỏi không phải là điều đơn giản, và nó càng trở nên khó khăn hơn trong thời buổi hiện nay. Người có trình độ chuyên môn cao chưa chắc đã trở thành một người lãnh đạo được mọi người tín nhiệm. Để thành công với vai trò là người lãnh đạo, bạn cần nắm được vai trò của người lãnh đạo là gì? Bài viết này sẽ giúp bạn đi tìm đáp án.

Quản lý và lãnh đạo khác nhau như thế nào?

Trước khi cùng đi tìm hiểu vai trò của người lãnh đạo, chúng tôi muốn bạn phân biệt được sự khác nhau giữa quản lý và lãnh đạo. Bởi vì đây là hai khái niệm thường bị nhầm lẫn về ý nghĩa cũng như chức năng.

Nếu như trong một tổ chức sản xuất, quản lý giữ nhiệm vụ đảm bảo quá trình hoạt động được diễn ra suôn sẻ, giảm thiểu rủi ro thì lãnh đạo là người có nhiệm vụ nhìn vào bức tranh tổng quát, đề ra phương hướng hoạt động để tránh những rủi ro đã được dự đoán trước.

Quản lý sẽ giữ vai trò dựa vào tổ chức, nhân sự có sẵn để phân công nhiệm vụ phù hợp, còn lãnh đạo là người tìm kiếm những tố chất tiềm năng của mỗi nhân sự để phát huy và đưa ra cách sử dụng người hợp lý.

Quản lý sẽ kiểm soát và giải quyết các vấn đề xảy ra và lãnh đạo là người truyền cảm hứng, thúc đẩy động lực làm việc cho nhân viên.

Việc phân bổ một người từ quản lý lên lãnh đạo hay tuyển chọn một người lãnh đạo mới luôn gặp những khó khăn nhất định. Người lãnh đạo đó vừa phải có kỹ năng chuyên môn cũng như kỹ năng giải quyết vấn đề tốt. Người có thể trao nhiệm vụ đúng người và tin tưởng vào khả năng làm việc của người đó. Lãnh đạo cũng phải là người có thể không ngại ngần tiếp thu ý kiến đóng góp, đánh giá từ nhân viên, cấp trên hay đồng nghiệp.

Những thách thức mà lãnh đạo phải đối mặt hiện nay

Thời buổi hiện nay, người lãnh đạo phải đối mặt với nhiều thách thức khó khăn hơn trước rất nhiều. Trong đó, phải kể đến 4 thách thức lớn như sau: Niềm tin dành cho các nhà lãnh đạo rơi xuống mức thấp nhất từ trước đến nay; Khả năng truyền tải tầm nhìn đến các cấp bên dưới còn hạn chế; Từ chiến lược đến thực thi vô cùng gian nan và bấp bênh vì ảnh hưởng bởi sức mạnh công nghệ, khả năng con người yếu kém; Cuộc tranh giành người tài trở nên khắc nghiệt trên quy mô toàn thế giới.

Vai trò của nhà lãnh đạo

Từ những thách thức đó, nhà lãnh đạo cần nắm vững vai trò của mình để có thể đạt được thành công mà bản thân hướng đến. Cụ thể:

  1. Nhà lãnh đạo phục vụ

Bạn muốn thành công với vai trò lãnh đạo, trước hết bạn hãy xem mình là một người phục vụ. Trong vai trò người phục vụ, bạn sẽ giúp đỡ nhân viên học tập phát triển bản thân và giúp họ thành công với vị trí của họ. Từ đó bạn sẽ đạt được thành công cho mình.

  • Người định hướng

Đằng sau một công ty có sự phát triển vượt bậc chính là một người lãnh đạo có tầm nhìn, định hướng tốt. Người lãnh đạo giỏi phải xây dựng được chiến lược ngắn hạn, chiến lược dài hạn phù hợp với tầm nhìn, mục tiêu của công ty cũng như tình hình kinh tế thị trường trong tương lai để có được những cơ hội tốt nhất cho công ty của mình.

  • Người quản lý những tiêu chuẩn cao và kết quả tốt

Trong công ty, người chịu trách nhiệm cuối cùng về việc đưa ra các tiêu chuẩn cũng như đảm bảo kết quả cuối cùng luôn là người lãnh đạo. Cho nên, hãy luôn đặt ra những tiêu chuẩn cao cho cả nhân viên lẫn sản phẩm của mình và đảm bảo kết quả phù hợp với tiêu chuẩn đó.

  • Người huấn luyện

Mặc dù bạn không chịu trách nhiệm 100% việc huấn luyện nhân viên nhưng người lãnh đạo lại có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc truyền cảm hứng, động lực làm việc cho nhân viên của mình. Hãy giúp nhân viên tìm ra được tiềm năng, mục tiêu của họ và giúp đỡ họ đạt được điều đó.

  • Người làm chủ thay đổi

Doanh nghiệp luôn có những thay đổi, thay đổi trong tư duy chiến lược, thay đổi sáng kiến,…Và người lãnh đạo cần làm chủ được những điều đó. Làm chủ để giúp nhân viên chuẩn bị tâm lý và bước qua hành trình thay đổi này một cách thuận lợi.

  • Người làm gương

Bởi vì bạn là lãnh đạo, cho nên bất kỳ hành động nào của bạn cũng sẽ ảnh hướng đến nhân viên của mình. Vậy nên, hãy chú ý cách cư xử của bạn thân và đảm bảo nhân viên thấy được bạn xứng đáng là người lãnh đạo của họ.

  • Hỗ trợ nhân viên kịp thời

Giao quyền và tin tưởng nhân viên là điều mà lãnh đạo nên làm. Tuy nhiên, sau khi giao quyền, bạn nên theo dõi từng tiến trình làm việc của họ và ra tay giúp đỡ khi cần thiết. Việc này sẽ giúp quá trình hoạt động của toàn công ty được diễn ra suôn sẻ.

Như vậy, bài viết đã giúp bạn xác định được những vai trò của người lãnh đạo trong tập thể, công ty. Việc xác định được bản thân nên làm những gì sẽ là bước đầu tiên giúp bạn thành công với vai trò người lãnh đạo.

Developer là gì? Để thành Developer chuyên nghiệp cần có những kỹ năng gì?

Thời đại công nghệ thông tin bùng nổ mạnh mẽ như hiện tại, hầu hết các doanh nghiệp đều rất cần các nhân sự lĩnh vực IT hỗ trợ phát triển mạng lưới thông tin điện tử. Do đó, nhiều công việc liên quan đến lĩnh vực này đang rất “hot” trên thị trường tuyển dụng lao động, nổi bật nhất phải kể đến developer. Vậy bạn đã biết developer là gì hay chưa?

Nằm trong số những ngành nghề được trải thảm đỏ săn đón hiện nay, developer đang dần khẳng định vị thế là một trong những ngành nghề dẫn đầu xu thế công nghệ thời đại 4.0 tại Việt Nam. Tuy nhiên, để có thể trở thành một developer là điều không hề dễ dàng, vì đây là một công việc đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và chuyên môn thật vững vàng. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu developer là gì? Và làm thế nào để trở thành một developer chuyên nghiệp nhé!

Developer là gì?

Developer là công việc của một lập trình viên hay kỹ sư phần mềm máy tính, nhiệm vụ của họ chính là sử dụng các ngôn ngữ lập trình để thiết kế, xây dựng và bảo vệ các chương trình của máy tính. Chúng ta cũng có thể gọi họ là những người thiết kế dùng sự sáng tạo và chuyên môn của mình để tạo nên những phần mềm, chương trình. Họ cũng chính là người nắm giữ chìa khóa để mở cửa cho các ứng dụng phần mềm trên máy tính.

Developer có thể làm việc tại rất nhiều nơi, bao gồm các công ty gia công, công ty đa quốc gia, các star-up hoặc các cơ quan tổ chức của nhà nước. Hầu hết tất cả các công ty hiện nay đều cần lập trình viên và các kỹ sư phần mềm phụ trách công việc liên quan đến ngôn ngữ máy tính.

Thế nhưng, để tuyển được những developer giỏi, các công ty đều phải chiêu mộ rất lâu và kèm theo đó phải có những chính sách phúc lợi để giữ chân nhân viên, vì trên thực tế công việc của một developer rất căng thẳng đòi hỏi áp lực rất lớn, nếu không có chính sách lương thưởng hợp lý rất khó để tìm được developer chuyên nghiệp như hiện nay.

Những developer có kỹ năng chuyên môn họ có thể sẽ rất nổi tiếng, tuy nhiên đây là công việc đòi hỏi chất xám rất nhiều, nếu bị gò bó theo một phạm vi và khuôn khổ làm việc nhất định rất dễ khiến các developer căng thẳng và từ bỏ công việc. Thậm chí, khá nhiều developer bị gắn mắc tin tặc, vì đi theo hướng tiêu cực. Mặc dù vậy, hiện tại nghề developer vẫn đang là một trong những ngành nghề “hot” và dự kiến đây cũng sẽ là ngành nghề “khát” nhân sự nhất trong tương lai khi công nghệ phủ sóng khắp toàn cầu.

Các kỹ năng cần có của một developer là gì?

Tính kiên trì: Khi nghĩ đến các lập trình viên hay kỹ sư phần mềm nhiều người lại thường liên tưởng đến hình ảnh những nhân viên IT cần mẫn, chăm chỉ bên chiếc máy tính nhiều giờ. Sự thật thì đúng như thế, công việc của họ liên quan đến máy tính, và máy tính chính là phương tiện và công cụ giúp họ xây dựng nên những sản phẩm chất lượng và chịu được áp lực lớn từ công việc. Điều đó cho thấy, để trở thành một developer chuyên nghiệp yếu tố đầu tiên bạn cần nhất đó chính là sự kiên trì để đồng hành và phát triển cùng công việc của mình lâu dài.

Tính tư duy và logic: Những bậc thầy về lập trình máy tính luôn phải có một tư duy phân tích và tính logic thật chặc chẽ. Vì mỗi ngày phải thực hiện hàng trăm mã code, viết rất nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau, họ luôn phải làm việc với những con số và các đoạn mã hóa dữ liệu phức tạp. Nếu bị lỗi một đoạn nhỏ cũng sẽ khiến cho cả quá trình thay đổi và ảnh hưởng tới rất nhiều các bộ phận còn lại, sửa chữa mất rất nhiều thời gian, thế nên đối với developer chuyên nghiệp tính tư duy và sự logic luôn là điều vô cùng cần thiết.

Tính sáng tạo, cẩn thận và tỉ mỉ: Để hoàn thiện một chương trình chạy trên máy tính, ngoài tuân thủ về mặt cấu trúc dữ liệu, thì về mặt thiết kế và tính sáng tạo của nó cũng phải thật sự hoàn thiện. Sự cẩn thận và tỉ mỉ trong công việc của một developer luôn thật sự cần thiết để tạo nên những sản phẩm chất lượng nhất.

Kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm tốt: Sự kết nối khi làm việc chung trong một tập thể là điều mà bất kỳ ai khi đã đi làm điều phải có không riêng gì các developer chuyên nghiệp. Trong hầu hết các công việc, sự gắn kết của một team luôn giúp công việc phát triển hơn. Ngoài kỹ năng làm việc nhóm tốt là một lợi thế, tuy nhiên nếu bạn có thể làm việc độc lập một mình mà vẫn hoàn thiện tốt công việc thì cũng là một điểm mạnh lớn cần phát huy.

Hy vọng rằng, sau khi đọc bài viết này bạn đã có những nhận thức toàn diện hơn về công việc của một developer là gì? Chúng tôi hy vọng rằng, trong tương lai nếu bạn có ý định lựa chọn theo đuổi công việc của một developer chuyên nghiệp thì bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức quan trọng trong việc phát triển nghề nghiệp tương lai.

Google đối mặt với việc chống độc quyền từ những phản ánh của Châu Âu

Dự án mở rộng mạng Internet đã bị xếp sang một bên sau khi Google chiếm lĩnh thị trường hệ thống hoạt động điện thoại thông minh.

Vào một ngày, hành động chống lại sự độc quyền của Google đã xảy ra: Ngày thứ Hai, dự án mở rộng mạng Internet ghi vào phiếu phản ánh mới được thông qua quyền cạnh tranh của hội đồng Châu Âu, việc buộc tội với những công ty lớn lạm dụng ưu thế của nó trong thị trường phần mềm điện thoại thông minh.

Vào năm 2014, OIP đã ghi nhận trường hợp phản ánh đầu tiên đối với Google, yêu cầu Hội đồng Châu Âu điều tra những dịch vụ tìm kiếm của công ty từ năm 2010.

Kể từ sau đó, OIP đã tăng 20 thành viên mới từ ICOMP, ưu tiên cho thị trường cạnh tranh trực tuyến. OIP hiện nay được dẫn dắt bởi chủ tịch người Pháp của công cụ tìm kiếm Qwant và Hot-map.com, và hoạt động chính là công ty bản đồ trực tuyến đã ghi nhận việc chỉ trích đối với Google. Những thành viên khác gồm những công ty Axel Springer, truyền thông Hubert Burda, mạng lưới TV ProSiebenSat.1, những công ty bản đồ Evermaps và Mappy, kho dữ liệu ảnh Getty Images and CEPIC, và bóng đá Ngoại hạng, và những công ty khác.

Phản ánh mới nhất từ OIP dành cho hệ điều hành Android iOS của Google và những ứng dụng di động và dịch vụ trong tương lai, đồng thời cũng đã có mục tiêu về việc xem xét lại việc điều tra độc quyền từ Bảng thống kê Cạnh tranh tại Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày thứ Hai.

Vào ngày thứ Hai, OIP phản ánh, buộc tội Google về việc lạm dụng vị trí thống lĩnh bởi việc ngăn chặn những nhà sản xuất thiết bị Android và những nhà hoạt động mạng lưới di động. Điều đó hướng đến việc bảo vệ và tăng cường sự thống trị tìm kiếm trực tuyến của Google, và OIP đã cho biết vào thứ Ba.

Giữa những phê phán của OIP về yêu cầu của Google về việc những nhà sản xuất điện thoại thông minh muốn dùng Android trước khi cài đặt, thiết bị có sẵn những ứng dụng của Google và dịch vụ, và cài đặt sẵn công cụ tìm kiếm Google, dựa vào các phản ánh được cung cấp từ luật sư làm việc tại OIP.

OIP gọi Hội đồng Châu Âu đến để khảo sát và đánh giá những ý kiến phản ảnh về Google trong thị trường điện thoại thông minh, và cũng cho thấy việc tìm kiếm trực tuyến và so sánh mua sắm trực tuyến, mục tiêu của nó là những lời phản ánh trước đây đối với Google.

Tổ chức kết tội Google làm chậm trễ những phương án và cố gắng bỏ qua những giới hạn về việc so sánh việc mua sắm. Google chỉ ra dịch vụ mua sắm như một trong hàng trăm công cụ người Châu Âu dùng để so sánh. OIP cho biết, thêm vào đó trên thực tế có đến 7-8 công ty trực tiếp cạnh tranh với Google, và họ đã ghi chép tất cả những phản ánh chống lại Google.

Hội đồng Châu Âu ngoại trừ trang Amazon.com đang trong quá trình phân tích thị trường, và OIP đã cho rằng Google đang mắc phải những khó khăn trong bài phân tích này chỉ để tăng thị phần trở lại.

Thời gian là yếu tố để những công ty lớn như Google bị điều tra chống độc quyền, OIP cho biết. Họ muốn những quy luật thay đổi để Hội đồng có thể tạm thời đánh giá các trường hợp cạnh tranh và giảm thiểu những quy trình, chứng từ dài dòng gây mất thời gian. Khoảng 30 lời phản ánh cho thấy sự lạm dụng khác nhau của Google và điều này xảy ra trong vòng 10 năm. Trong khi Hội đồng điều tra, những công ty vừa và nhỏ tại Châu Âu vẫn phải vượt qua và chết dần chết mòn dưới sự bành trướng và độc tài của Google’ Michael Weber cho biết, đồng sáng lập OIP và chủ tịch của Hot-Map, qua thư điện tử.

Vietnam Airlines được chọn là nhà lãnh đạo trong ứng dụng công nghệ thông tin

HÀ NỘI – Tập đoàn Hàng không Việt Nam đứng đầu danh sách 26 Tập đoàn kinh tế và các tập đoàn trong quốc gia áp dụng công nghệ thông tin do Hiệp hội Tin học Việt Nam công bố.

Hàng không theo Báo cáo chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT Việt Nam (Vietnam ICT Index) 2005 bởi Tập đoàn Bảo Việt, Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Cao su Việt Nam, Tập đoàn Bia Sài Gòn, Công ty Rượu và Nước giải khát, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và Tổng công ty Sông Đà.

Vietnam Airlines – Sải cánh vươn cao

Vietnam Airlines đã xếp hạng đầu bảng từ vị trí thứ 4 năm ngoái, trong khi vị trí dẫn dẫn đầu năm 2013 và 2014 là Tập đoàn Bảo Việt, đã tụt xuống vị trí thứ hai trong năm nay.

Các công ty trong bảng xếp hạng thấp hơn là Công ty Mía đường số 2, Tổng công ty số 15 và Công ty Mía đường số 1.

Trong số 23 ngân hàng, các vị trí cao như BIDV, Vietcombank, VietinBank, ABBank, Agribank, HDBank, VIB, ACB, DongABank và MBBank. BIDV, Vietcombank và VietinBank đã duy trì vị trí hàng đầu trong 3 năm.

Trong khi đó, trong bảng xếp hạng ứng dụng công nghệ thông tin của các Bộ, cơ quan thì Bộ Tài chính đứng đầu danh sách, tiếp theo là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Công thương, Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ, Bộ Thông tin Truyền thông, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Y tế, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Công thương đã dành được những vị trí hàng đầu trong ba năm qua.

Bộ Giao thông vận tải đã có bước tiến lớn trong ứng dụng công nghệ thông tin khi nhảy từ vị trí thứ 18 vào năm 2013 xuống vị trí thứ 14 năm ngoái và vị trí thứ 7 trong năm nay. Tương tự, vị trí của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã được cải thiện đáng kể từ xếp hạng thứ 23 trong năm 2013 đến thứ 18 năm ngoái và vị trí thứ 8 trong năm nay.

Các bộ có xếp hạng thấp hơn trong năm nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Một số bộ và cơ quan được liệt kê ở nửa phía dưới của chỉ số ICT là Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Bộ Khoa học Công nghệ và Thanh tra Chính phủ.

Trong số 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc, Đà Nẵng có mức áp dụng CNTT cao nhất trong chỉ số ICT Việt Nam 2015 và vẫn giữ vị trí thứ nhất trong ba năm liên tiếp. Thành phố theo sau tiếp đến là thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bắc Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Lào Cai và Thanh Hoá.

Chỉ số có sự cải thiện đáng kể của tỉnh Tiền Giang, từ xếp hạng thứ 55 năm 2013 đến thứ 27 năm ngoái và năm thứ 17 vào năm 2015.

Các địa phương có trình độ ứng dụng CNTT thấp là Điện Biên, Cao Bằng, Lai Châu, Sơn La, Bạc Liêu, Tuyên Quang, Yên Bái, Kon Tum, Đắk Nông và Bắc Kạn. Các địa phương này vẫn ở vị trí thấp trong ba năm qua .

Theo Hiệp hội Tin học Việt Nam, các xếp hạng được quyết định dựa trên các tiêu chí như cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nhân lực và chính sách CNTT nhằm giúp các cơ quan và địa phương thúc đẩy ứng dụng CNTT cũng như thông qua chính sách phù hợp.

 

MICROSOFT GIỚI THIỆU CÔNG CỤ MỚI CHO VISUAL STUDIO,.NET CORE.

Power Productivity Tools cho Visual Studio và .Net core Tools bổ sung các chức năng khác nhau từ lỗi nổi bật tới khả năng của Docker.

Microsoft đang thực hiện những động thái trong tuần này để cải thiện công cụ cho cả Visual Studio IDE và thời gian chạy mã nguồn .Net Core.

Trước khi ra mắt chính thức Visual Studio 2017 IDE, đã diễn ra vào thứ ba. Microsoft phát hành Power Productivity Tools cho IDE. Các phần mở rộng bao gồm Custom Document Well, cung cấp các hành vi cấu hình cho các tài liệu của Visual Studio; Solution Error Visualizer, làm nổi bật các lỗi và đưa ra cảnh báo trong công cụ xem Solution Explorer; Power Commands cung cấp các phần mở rộng như Copy Path và Open Command Prompt; và Time Stamp Margin, cung cấp một mốc thời gian cho việc gỡ rối cửa sổ đầu ra.

Công cụ Structure Visualizer, trước đây có trong Power Productivity Tools, đã không được đưa vào bản phát hành vào năm 2017. Công cụ này đã bổ sung các dấu hiệu thị giác để biểu đạt cú pháp các cụm mã. “Các phần của Structure Visualizer đã chứng minh rất phổ biến rằng chúng đã được thể hiện trong sản phẩm.” Justin Clareburt quản lý chương trình cao cấp của Visual Studio đã nói. “ Visual Studio 2017 giờ đây đã có một tính năng mới được gọi là Structure Guidelines được bật mặc định cho một số ngôn ngữ.”

Các tiện ích mở rộng có thể được truy cập từ Visual Studio Marketplace hoặc trong chính IDE, từ hộp thoại Extensions và Updates.

Cũng trong tuần này, Microsoft đã phát hành phiên bản 1.0 của Net core Tools. Chúng làm việc với Net Core, nền tảng phát triển đa mục đích của Microsoft có thể được sử dụng cho việc phát triển thiết bị, cloud và IoT. Được hỗ trợ trên Windows, Linux và MacOS, các công cụ có thể được sử dụng với trình soạn thảo mã Visual Studio, tại dòng lệnh hoặc bằng Visual Studio 2017.

Bản 1.0 phát hành có tính tương hợp giữa . Net Core, .Net Standard, và .Net Framework cho phép, ví dụ một dự án .Net Core thêm một tham chiếu tới dự án .Net Standard. Các nhà phát triển cũng có thể dễ dàng định hình liên tục việc xây dựng một thể thống nhất cho ứng dụng ASP. Net Core với sự hỗ trợ của Docker và sự cung cấp liên tục các dịch vụ Azuer Container từ Visual Studio. Các công cụ cung cấp sự hỗ trợ MS Build cho các dự án .Net Core, mô tả một định dạng dự án csproj  được đơn giản hóa để dễ dàng chỉnh sửa bằng tay , và hỗ trợ các ký tự đại diện để các nhà phát triển không phải liệt kê tất cả các tên tập tin nguồn.

 

 

Một góc nhìn cá nhân về những yếu kém của nguồn nhân lực công nghệ Việt Nam

Một góc nhìn cá nhân về những yếu kém của nguồn nhân lực công nghệ Việt Nam

Website hỗ trợ startup e27 gần đây đã có bài viết nêu ra những thách thức chính đang cản trở các cơ hội đầy hứa hẹn đối với nguồn lực công nghệ Việt Nam. Sau nhiều cuộc trao đổi với các nhà tuyển dụng ở Việt Nam lẫn Singapore, thị trường có nhiều công ty khởi nghiệp đang thu hút nhiều tài năng công nghệ Việt Nam, tác giả đã chốt lại các nhược điểm chính của nhân lực công nghệ tập trung vào các năng lực sau:

  • Kỹ năng giao tiếp tiếng Anh:

Đây là điểm yếu của đa số kỹ sư Việt Nam. Nguyên nhân chính là vì giáo trình ngành kỹ sư phần mềm ở hầu hết các trường đại học Việt Nam vẫn được biên soạn bằng tiếng Việt. Do đó, các sinh viên buộc phải đầu tư thêm thời gian và tiền bạc để nâng cao khả năng tiếng Anh. Đáng tiếc là nhiều sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp nên không đủ khả năng tài chính cho các lớp học tiếng Anh. Từng có một trường hợp sinh viên ngành kỹ sư phần mềm đã thất bại trong kỳ phỏng vấn thực tập tại Google chỉ vì không thể hiểu được lời nhà phỏng vấn dù có năng lực chuyên môn.

Trong thế giới mà tiếng Anh được xem là tấm giấy thông hành cho một sự nghiệp xán lạn ở tầm quốc tế như ngày hôm nay, kỹ năng tiếng Anh yếu kém đã lấy đi nhiều cơ hội tốt của các kỹ sư và nhà sáng lập doanh nghiệp Việt Nam.

  • Kỹ năng mềm:

Các kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm, kỹ năng liên nhân và các kỹ năng tương tự cũng là điểm yếu của hầu hết developer Việt Nam. Các nhà tuyển dụng công nghệp VN thường phải đào tạo thêm các kỹ sư mới tốt nghiệp từ 3 đến 6 tháng trước khi chính thức gia nhập công ty (dù các sinh viên được chọn đào tạo luôn là những người đã thể hiện các kỹ năng trên tốt hơn số còn lại trong các kỳ thực tập trong chương trình học chính thức).

Xem thêm bài : Nhân lực ngành công nghệ thông tin sẽ còn khát dài dài

  • Sự năng động trong nhóm và văn hóa làm việc

Các kỹ sư Việt Nam thường làm việc một mình hay trong nhóm nhỏ khá hiệu quả nhưng lại gặp khó khăn thật sự khi đến hợp tác với một đội lớn hơn. Kết quả là hiệu năng làm việc của họ không có tiến bộ gì so với trước.

  • Hoạch định dài hạn

Một Việt Kiều đã thành lập một đội công nghệ bên ngoài TP.HCM trong một năm chia sẻ là một trong số các kỹ sư của mình sẵn lòng chuyển sang công ty khác khi nhận được lời mới công việc mới với mức lương chênh lệch chỉ 1,1 triệu. Doanh nhân này cho rằng kỹ sư Việt Nam, ít nhất là những người làm việc với mình không sẵn lòng chấp nhận rủi ro để đưa tư duy vượt lên những lối mòn cũ kỹ.

Theo một doanh nhân Singapore đã từng thành lập một đội 20 developer ở Sài Gòn, tình trạng developer đổi việc mỗi năm một lân là rất phổ biến.

Là người từng học và làm việc trong ngành phần mềm trong nước, quan điểm của tác giả là đa số developer phần mềm Việt Nam không biết rõ cách thức để có một mức lương tốt ngay khi ra trường mà lại có xu hướng nhảy việc thường xuyên để đàm phán mức lương cao hơn.

(tác giả bài viết đã tốt nghiệp kỹ sư và làm việc trong nước 3 năm trước khi sang Singapore học thạc sĩ ngành phần mềm và làm việc ở đây),

Hiện tượng nhiều developer Việt Nam làm việc cùng lúc cho nhiều dự án bên ngoài để có thêm thu nhập là rất phổ biến. Việc này cũng làm họ bị xao nhãng khỏi công việc chính để có thể xây dựng con đường sự nghiệp tốt đẹp hơn.

  • Chảy máu chất xám

Nhiều kỹ sư tài năng của Việt Nam đã rời quê nhà đến làm việc ở các nước phát triển như Mỹ, Úc, Nhật, Singapore và châu Âu. Vì vậy, khi các công ty nước ngoài đặt chân vào Việt Nam để thành lập các đội công nghệ, họ thường gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các kỹ sư cao cấp giàu kinh nghiệm chuyên môn và khả năng lãnh đạo.

Tuy nhiên, theo quan sát của tác giả, một số nhà tuyển dụng đang cố gắng giải quyết vấn đề này bằng cách cử các kỹ sư VN đến Singapore công tác vài năm để học hỏi rồi trở về quê nhà dẫn dắt các đội nhóm trong nước.

 

Đôi nét về các hoạt động hỗ trợ nguồn nhân lực của cộng đồng developer Việt Nam

Trong bối cảnh công nghệ phát triển chóng mặt và tỉ lệ start-up công nghệ bùng nổ ở Việt Nam nhưng chất lượng nguồn nhân lực lĩnh vực này còn nhiều yếu kém, một số cộng đồng dành riêng cho developer đang cố gắng khắc phục phần nào đó tình hình này bằng cách xây dựng văn hóa đền ơn tiếp nối (pay-it-forward), theo một bài viết trên website hỗ trợ startup e27 gần đây.

Tác giả bài viết là Lê Thanh Sơn, tốt nghiệp cử nhân khoa học máy tính đại học quốc gia TP.HCM năm 2003. Anh đã có 3 năm kinh nghiệm làm việc cho một số công ty trong nước, sau đó sang Singapore du học thạc sĩ ngành kỹ sư phần mềm rồi sống và làm việc hẳn ở Singapore từ năm 2010.

Tháng 6 năm 2012, sau một chuyến khám phá thung lũng Silicon, Sơn bất ngờ gia nhập phim trường khởi nghiệp Singapore bằng cách khởi động cộng đồng Startup Grind. Sau đó, anh thường xuyên bay về Việt Nam, tương tác với nhiều loại doanh nhân đa dạng ở Singapore. 3 năm gần đây, Sơn đã giúp đỡ một số công ty khởi nghiệp ở Singapore bằng cách thuyết phục họ để cho các developer cá nhân hay các agency số ở Việt Nam cùng wtham gia xây dựng sản phẩm.

Trong bài viết của mình, Sơn đề cập đến 3 cộng đồng là Grokking, TechSoup và GeekyWeekend.

Điểm chung của các cộng đồng Grokking và GeekyWeekend là đều do các kỹ sư từng làm việc ở Singapore thành lập nên đã nhanh chóng có được một tiếng nói nhất định trong giới công nghệ Sài Gòn.

Grokking tổ chức nhiều sự kiện trao đổi về công nghệ hàng tháng kể từ năm 2014. Trong các tọa đàm này, các diễn giả là những kỷ sư cao cấp ở các công ty Việt Nam lẫn hải ngoại cùng chia sẻ kiến thức về các chủ đề quan trọng như kỹ sư phần mềm và sự phát triển sản phẩm công nghệ. Gần đây, các diễn giả đã thử nghiệm một chương trình mới là trại huấn luyện quy mô lớn dài 8 tuần để giúp các kỹ sư gia tăng tốc độ phát triển kỹ năng big data.

Trong khi đó, các sự kiện hàng tháng của TechSoup gồm các diễn giả thảo luận những khía cạnh khác nhau trong các kỹ năng liên nhân và kỹ năng mềm để giúp đỡ các kỹ sư cải thiện và vượt trội trong lộ trình sự nghiệp. Trong các diễn giả đã tham gia sự kiện của TechSoup có cả những người đã từng đảm nhận việc hỗ trợ tuyển dụng kỹ sư cho các công ty khởi nghiệp công nghệ ở Singapore.

Còn GeekyWeekend là chủ nhà của các buộc gặp gỡ mỗi thứ bảy hàng tuần kể từ tháng 9 năm ngoái. Chương trình của GeekyWeekend là sự pha trộn các hoạt động của Techsoup và Grokking theo phong cách riêng là các buổi mini talk khác nhau bao gồm cả công nghệ lẫn phát triển nghề nghiệp cho các kỹ sư.

Câu chuyện công nghệ thành công của các kỹ sư trẻ Việt Nam

Vài năm trở lại đây, thị trường công nghệ Việt Nam xuất hiện một lớp công ty khởi nghiệp mới được thành lập bởi các nhà sáng lập rất trẻ đã tốt nghiệp kỹ sư. Lớp công ty mới này đã giành được một mức độ thành công nhất định và được giới thiệu trên website hỗ trợ startup e27 tháng 10/2016. Tác giả bài viết là một nhà đầu tư đã mua lại hoàn toàn một trong số các công ty được đề cập dưới đây.

Theo Grokking, một tổ chức hỗ trợ kỹ sư phần mềm Việt Nam, hoàn toàn có thể nghĩ tới một tầm nhìn lớn lao tươi sáng cho cả ngành công nghệ thông tin Việt Nam, đó là niềm tin đất nước ta sẽ sớm trở thành trung tâm công nghệ không chỉ ở Đông Nam châu Á mà còn cả châu Á và thế giới.

Hai ví dụ minh họa rõ ràng cho tuyên ngôn sứ mệnh này là Lozi và Beeketing.

Lozi là nền tảng mới nổi cho các tín đồ yêu ẩm thực Việt Nam. Nhà đồng sáng lập Lozi Nguyễn Hoàng Trung đã gây ngạc nhiên cho tác giả về ý chí bền bỉ khi trình bày tầm nhìn với 30 developer chỉ để tuyển chọn một người đồng sáng lập công nghệ cùng gia nhập công ty khởi nghiệp của mình.

Câu chuyện của Trung bắt đầu từ năm 2012, khi hết năm nhất ở học viện công nghệ và khoa học tiên tiến Hàn Quốc anh đã bỏ học quay về Việt Nam bắt đầu công ty khởi nghiệp của riêng mình. Đến cuối 2015, điểm số của Lozi trong vòng gây quỹ của quỹ đầu tư Golden Gate đã lên tới 7 con số. Bản thân Trung cũng được chọn vào danh sách 30-under-30 là 30 gương mặt dưới tuổi 30 nổi bật trong mọi lĩnh vực của Forbes Việt Nam năm 2016.

Ví dụ thứ hai là Beeketing, ứng dụng marketing giúp gia tăng doanh số và chuyển đổi tỉ giá hối đoái. CEO của công ty này, Trương Mạnh Quân cũng là một doanh nhân có nguồn gốc kỹ sư.

Cuối năm 2014, Quân tham gia học viện nhà sáng lập Hà Nội (Founder Institute Hanoi) ngay từ giai đoạn đầu tiền tăng tốc, thành lập Beeketing và công ty anh trở thành một trong số rất ít công ty khởi nghiệp do người Việt Nam thành lập ở Việt Nam được đưa vào danh sách 500 công ty khởi nghiệp của thung lũng Silicon. Cá nhân Quân cũng được đề cử cho top 30-under-30 2016 như Trung.

Trước Beeketing, Quân từng thành lập một công ty gia công phần mềm ngay khi còn ngồi ở giảng đường đại học.

Ngoài các nhà sáng lập trẻ tuổi là kỹ sư phần mềm đam mê kinh doanh, tác giả còn bắt gặp ngày càng nhiều kỹ sư Việt Nam giữ vai trò quan trọng trong các startup công nghệ ở Singapore. Nguyên nhân là vì gần đây, một số startup công nghệ tên tuổi có trụ sở ở Singapore như  Grab, Garena, HonestBee đang lái các chiến dịch tuyển dụng sang thu hút kỹ sư Việt Nam đến Singapore làm việc. Vì vậy, các kỹ sư Việt Nam dần trở thành một phần quan trọng trong lực lượng lao động có đóng góp vào thành công của các công ty khởi nghiệp có trụ sở ở Singapore.