Nhu cầu tuyển dụng việc làm về công nghệ thông tin (IT) đã tăng gấp đôi trong giai đoạn từ năm 2013 đến 2016 theo Báo cáo công ty tuyển dụng việc làm Việt Nam.
Theo thống kê thì trung bình mỗi năm có khoảng 30.000 sinh viên tốt nghiệp ngành CNTT và số lượng đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp là không nhiều, đặc biệt là các vị trí đòi hỏi kỹ năng giao tiếp và làm việc với người nước ngoài.
Con số trên cho thấy sự báo động về khan hiếm nhân lực trong ngành CNTT và nó sẽ tiếp tục gia tăng mỗi năm. Hơn nữa, vấn đề chung của các nhà tuyển dụng gặp phải là sinh viên CNTT khi tốt nghiệp chưa đủ năng lực để có thể bắt đầu công việc ngay lập tức hoặc ngoại ngữ chưa tốt nên không thể đáp ứng nhu cầu làm việc trong môi trường quốc tế.
Theo thống kê của Viện Chiến lược, hiện nay có khoảng 72% sinh viên ngành CNTT không có kinh nghiệm thực hành, 42% thiếu kỹ năng làm việc nhóm, chỉ có khoảng 15% sinh viên mới tốt nghiệp đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.Vì vậy bài toán thiếu nhân lực không chỉ nằm ở số lượng mà còn cả chất lượng.
Ông Nguyễn Hoàng Trung, giám đốc điều hành ứng dụng LOZI cho biết “Các bạn làm về lính vực CNTT ở Vn đa phần có khả năng tiếp thu nhanh về các kiến thức mới, nhưng điểm yếu của các bạn là không có sự tìm hiểu sâu và rộng về lĩnh vực mà mình đang theo đuổi”.
Theo thống kê của Bộ thông tin và truyền thông về nguồn nhân lực ngành CNTT hiện nay ở các doanh nghiệp đang thiếu trầm trọng, trung bình mỗi năm ngành này thiếu hụt khoảng 78000 nhân công. Và theo ước tính đến năm 2020, Việt Nam cần khoảng 1 triệu lao động trong lĩnh vực CNTT. Từ những con số kể trên cho thấy nhu cầu tuyển dụng nhân lực trong ngành IT chưa hề sụt giảm. Nhu cầu nhân lực ngành CNTT tăng 13% mỗi năm. Dự báo con số này vẫn sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Những mảng về lập trình máy tính, phần mềm và các ứng dụng di động, thương mại điện tử sẽ đòi hỏi nhiều nhân lực có chuyên môn. Hiện tại nhu cầu tuyển dụng trong ngành vô cùng lớn đặc biệt ở các vị trí như lập trình viên ứng dụng di động, điện toán đám mây, quản trị mạng, chuyên gia bảo mật và an ninh mạng…
Xu hướng công nghệ thông tin có sự thay đổi sang lĩnh vực gia công phần mềm vì vậy dẫn đến sự xuất hiện ngày càng nhiều các công ty phần mềm và trung tâm phát triển phần mềm Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghệ lớn nhất cả nước, chiếm 53% vị trí tuyển dụng, Hà Nội xếp thứ hai với 43% vị trí trí tuyển dụng trong ngành vào năm 2016.
Trung bình một lập trình viên ở Việt Nam có thể kiếm được từ 1.300 đô la Mỹ đến hơn 2.000 đô la mỗi tháng với trình độ chuyên môn cao và được trang bị kiến thức công nghệ mới nhất trên thị trường. Đặc biệt, những người có kinh nghiệm trong ngôn ngữ lập trình Objective C có cơ hội nhận mức lương cao nhất.
Trong báo cáo chỉ ra rằng có đến 81% các nhà tuyển dụng tiến hành tham gia khảo sát để tăng lương trong năm 2017, chiếm tỷ lệ 6-20%.
Ngoài việc được nhận mức lương cao, công việc IT còn nhận được những phúc lợi hấp dẫn nhằm giữ chân nhân tài trong thời buổi cạnh tranh cao của thị trường lao động ngành công nghệ thông tin. Hầu hết các công ty Công nghệ thông tin ngày nay đều có các chính sách phúc lợi hấp dẫn nhằm khuyến khích sự đóng góp của nhân viên như giờ làm linh hoạt, được hỗ trợ các trang thiết bị hiện đại, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ hiện đại và các khoản tiền thưởng hấp dẫn.
Hầu hết các tập đoàn quốc tế về lĩnh vực công nghệ thông tin ở Việt Nam đều có xây dựng hệ thống phúc lợi đa dạng và hấp dẫn cho nhân viên, như cung cấp cơ hội làm việc và đào tạo ở các nước tiên tiến và phát triển như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản và Úc, hưởng lương tháng 13 hoặc 14, chia sẻ lợi ích cho người lao động như chính sách khen thưởng, chăm sóc y tế tiên tiến ngay tại văn phòng, không gian làm việc mở, cho phép nhân viên làm việc với thời gian linh hoạt và giảm thiểu giờ làm thêm.
Năm kỹ năng về lập trình được các nhà tuyển dụng săn đón ở các ứng viên năm 2017 là ngôn ngữ lập trình là JavaScript, PHP, C #, HTML5 và Java, trong đó yêu cầu về ngôn ngữ lập trình Javascript được 50% các công ty đặt làm tiêu chí hàng đầu về tuyển dụng.
Ngoài ra, sự chuyển biến về công nghệ trên thế giới dự báo sẽ có tác động đến thị trường công nghệ thông tin ở Việt Nam bao gồm các Big Data trong công nghệ điện toán đám mây, JavaScript, an ninh mạng và các công cụ mạng khác.
Theo dự báo của Bộ Lao Động -TB-XH về nhu cầu tuyển dụng ngành công nghệ thông tin và truyền thông tăng 115.000 người trong năm 2016 đạt 4,5% so với năm 2015 Vì thế các bạn trẻ có thể tham khảo thông tin để kịp thời nắm bắt những cơ hội việc làm triển vọng trong ngành nghề này.